Mô hình phát triển kinh tế từ nguồn vốn ưu đãi của ngân hàng chính sách.
Có thể nói, trong những năm qua, nguồn vốn tín dụng chính sách đóng vai trò quan trọng đồng hành cùng thanh niên trong khởi nghiệp. Với những vai trò quan trọng từ nguồn vay ngân hàng chính sách, Đoàn xã Cư Suê luôn nỗ lực, sáng tạo, phát huy vai trò xung kích, trách nhiệm của tuổi trẻ để làm tốt công tác ủy thác cho vay; chuyển tải và quản lý hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách đến hàng nhiều hộ gia đình, những đoàn viên, thanh niên có nhu cầu, qua đó giúp các hộ gia đình khó khăn, đoàn viên, thanh niên có nhu cầu phát triển kinh tế, góp phần tạo việc làm, ổn định cuộc sống cho đoàn viên, thanh niên.
Nguồn vốn do Đoàn Thanh niên quản lý trên địa bàn xã Cư Suê ngày càng tăng, chất lượng tín dụng ngày càng được củng cố, nâng cao. Đến thời điểm 30/10/2023, dư nợ ủy thác qua Đoàn xã Cư Suê quản lí đạt 8,110 tỷ đồng, thông qua 5 tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) với nhiều món vay và 230 khách hàng đang còn dư nợ.
Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Chính phủ, nhiều đoàn viên, thanh niên thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo có điều kiện lập nghiệp, phát triển sản xuất, kinh doanh để từng bước nâng cao thu nhập. Không chỉ vậy, phát huy sức trẻ sáng tạo trong lao động, sản xuất, nhiều đoàn viên, thanh niên mạnh dạn tìm tòi, thử nghiệm những mô hình kinh tế mới, từ đó chuyển đổi mô hình sản xuất nhỏ lẻ thành các trang trại quy mô lớn góp phần giải quyết việc làm cho nhiều đoàn viên, thanh niên.
Do điều kiện đặc thù nên các tổ vay vốn do Đoàn thanh niên quản lý đều là các trưởng các chi hội khác trong các thôn, buôn đảm nhận. Trong quá trình quản lý vốn vay, Đoàn xã Cư Suê đã chỉ đạo, xây dựng kế hoạch kiểm tra giám sát hằng năm; tăng cường công tác quản lý, giám sát việc triển khai cho vay, đảm bảo vốn vay được sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng; tổ chức cho Ban thường vụ Đoàn xã và tổ trưởng các tổ TK&VV NHCSXH tham gia các lớp tập huấn nghiệp vụ ủy thác, kinh nghiệm quản lý vốn vay; hướng dẫn, chuyển giao tiến bộ khoa học, kĩ thuật và kiến thức, kinh nghiệm sản xuất cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, giúp cho việc sử dụng vốn đúng mục đích, đạt hiệu quả; kịp thời nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, đoàn viên thanh niên để phối hợp cùng với cán bộ NHCSXH tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ; từ đó, nhiều hộ gia đình, đoàn viên, thanh niên nông thôn đã tự mình vươn lên trong phong trào phát triển kinh tế tại địa phương; góp phần thu hút các tầng lớp nhân dân, đoàn viên ngày càng gắn kết với tổ chức Đoàn./.
Hoài Ân