Thứ ba, ngày 24 tháng 12 năm 2024
Cập nhật lúc: 15/12/2023

Hưởng ứng tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới với chủ đề “phòng chống bạo lực gia đình” năm 2023

Bạo lực gia đình là vấn nạn của xã hội, có nhiều diễn biến phức tạp, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho con người, nhất là đối với phụ nữ và trẻ em, làm hạn chế sự tham gia của họ vào đời sống cộng đồng, không chỉ gây hậu quả về thể chất, tâm lý cho các thành viên trong gia đình mà còn vi phạm nghiêm trọng các quyền con người. 
Trong những năm qua,  Đảng và Nhà nước ta đã dành nhiều sự quan tâm, nỗ lực trong việc thực hiện công tác phòng, chống bạo lực gia đình. Sự ra đời của Luật Bình đẳng giới năm 2006, Luật Phòng chống bạo lực gia đình năm 2007, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, Luật trẻ em năm 2016 là những cơ sở pháp lý quan trọng để bảo vệ quyền và lợi ích của các thành viên trong gia đình, nhất là người cao tuổi, phụ nữ và trẻ em rất dễ trở thành  đối tượng, nạn nhân của bạo lực gia đình. 
Hiện nay, khi chúng ta đang chung tay xây dựng xã hội văn minh hiện đại, gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc thì đâu đó tình trạng bạo lực gia đình vẫn còn tồn tại và diễn ra phức tạp dưới nhiều hình thức, đang được các cấp, ngành, đơn vị trên địa bàn tỉnh, huyện nói chung, xã nói riêng cần quan tâm và đẩy mạnh. Vì vậy cộng đồng và mỗi công dân cần phải đấu tranh để hạn chế và từng bước ngăn chặn, xóa bạo lực gia đình trong đời sống xã hội.

bdg

Hình ảnh Hội Phụ nữ xã họp triển khai tuyên truyền phòng, chống bạo lực gia đình  sâm phạm phụ nữ và trẻ em

Muốn có thêm hiểu biết, thì việc làm thiết thực nhất đó chính là các hoạt động tuyên truyền. Ở những vùng sâu, vùng xa, vùng ĐBDTTS, nơi chưa có những phương tiện thông tin đại chúng, nơi người dân vùng bản không biết con chữ là gì, cần lắm những buổi tuyên truyền cho họ để giảm bớt vấn nạn bạo lực. Bên cạnh đó, xã hội cũng cần phải lên án, tố cáo những hành vi bạo lực gia đình, để những tội ác đó được đưa ra pháp luật nghiêm trị, răn đe cho những trường hợp về sau. Bạo lực gia đình là một vấn đề bức thiết của xã hội, cần chung tay đẩy lùi nạn bạo lực để cuộc sống ngày một hạnh phúc, văn minh và tiến bộ hơn. Trên địa bàn xã Cư Suê tuy tuy chưa có tình trạng bạo lực sâm hại phụ nữ và trẻ em xảy ra. Nhưng là một cán bộ Hội phụ nữ, nhận thấy được tác hại của bạo lực gia đình đối với xã hội, từ đó mỗi người chúng ta cần tích cực tham gia vào các hoạt động tuyên truyền đến những người dân còn chưa hiểu biết về vấn đề này. Đặc biệt là tự trang bị cho mình một hành trang tri thức, những kiến thức đầy đủ về hôn nhân và gia đình để có những định hướng đúng đắn về sau.

bdg1

Hội phụ nữ xã tuyên truyền cho hội viên phụ nữ, gia đình và trẻ em hiểu được quyền được bảo vệ,về vấn đề phòng chống bạo lực gia đình

Hưởng ứng tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới với chủ đề “phòng chống bạo lực gia đình xâm hại phụ nữ và trẻ em” năm 2023. 
Hội phụ nữ xã đã tuyên truyền và phát 500 tờ rơi song ngữ ê đê - việt cho hội viên phụ nữ và gia đình về vấn đề bạo lực gia đình. Hiện nay bạo lực gia đình không chỉ diễn ra ở đối tượng người lớn với nhau mà còn xuất hiện đối với trẻ em và cả những người cao tuổi nữa. Bạo hành là hành động xâm hại đến thể chất cũng như tinh thần của con người. Bạo hành trong gia đình chính là tình trạng những người cha, người mẹ hoặc những người thân trong gia đình sử dụng những hành động xâm phạm đến thân thể hoặc tinh thần của người vợ, người chồng hoặc người con. Đó có thể là chồng đánh đạp vợ, vợ đối xử tệ bạc với chồng, cha mẹ ruột đánh đập con cái hoặc con cái đánh đập bố mẹ đuổi ra khỏi nhà. Hay cũng có thể là cảnh mẹ kế, cha dượng ghẻ lạnh, hắt hủi con riêng của vợ hoặc chồng... Hay đơn giản, đó là những lời chê bai, chửi bới, xúc phạm đến tâm hồn, tinh thần của người bị bạo hành…

bdg3

Hình ảnh tuyên truyền cho chị em

Bạo hành không chỉ ảnh hưởng tới thân thể mà còn ảnh hưởng tới tâm lý rất nhiều. Những thân thể với những vết thương rướm máu chằng chịt, những vết bầm tím nối dài khắp cơ thể, những vết sẹo mãi chẳng lành. Người bị bạo hành  không chỉ đau đớn về mặt thể xác, tính mạng của họ thời điểm đó mà còn để lại sự hoảng loạn về mặt tinh thần về sau này. Nếu như nỗi đau thể xác ám ảnh, đau đớn ảnh hưởng một thì những tổn thương, những ám ảnh tâm lý gây đến sự strees, trầm cảm. Thay vì việc vui cười như bao người khác thì người bị bạo hành lại sống trong cảnh hoang mang, sợ hãi thường trực với những trận đòn roi không ngớt, những câu mắng chửi ác độc, những sự dày vò tinh thần. Dần dần, nó tạo tâm lý trầm cảm, sợ hãi và tự ti cho những người bị bạo hành. 
Để dẫn đến những hậu quả thương tâm ấy, chúng ta có thể kể tới rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Đó có thể là do hậu quả của việc cha, mẹ say sỉn, mất kiểm soát hành vi của mình. Hay do hoàn cảnh gia đình khó khăn, áp lực công việc đè nặng, trình độ dân trí lại thấp khiến con người bị quá tải, mất khả năng kiểm soát hành động. Bên cạnh đó, còn là sự ích kỉ, nhỏ nhen bộ phận những người làm vợ làm mẹ, làm cha  đẩy vào những hoàn cảnh bi thương….

bdg2

Hình đi tuyên truyền và phát tờ rơi từng hộ gia đình

Trước sự việc đó, chúng ta cần đưa ra những biện pháp để khắc phục và hạn chế tối đa tình trạng bạo hành trong gia đình xảy ra. Khi phát hiện ra những trường hợp bạo hành, cần can thiệp và báo ngay đến cơ quan chức năng để xử lý kịp thời. Mỗi người làm cha, làm mẹ hay những người thân của người bị bạo hành cũng nên bình tĩnh cũng như học cách yêu thương con cái mình tốt hơn.  Hãy kiên nhẫn với trẻ nhỏ cũng như suy nghĩ trước khi đưa ra những quyết định ảnh hưởng đến con cái như ly hôn hay tảo hôn….
Gia đình là cái nôi của xã hội, là tế bào nuôi dưỡng con người. Nếu con người trưởng thành trong gia đình không tốt, ra xã hội có khả năng trở thành tội phạm hoặc làm những công việc không đứng đắn. Vậy chúng ta phải làm gì để bảo vệ cuộc sống của chúng ta và cứu thoát con người khỏi tệ nạn bạo lực gia đình? Trước tiên, bản thân mỗi người phải nâng cao nhận thức về hậu quả nghiêm trọng của vấn đề này, cố gắng kiềm chế bản thân và tìm cách xử lí mọi chuyện bình yên, ổn thỏa, không sử dụng bạo lực.

Hoàng Thị Hằng

In Gửi Email
THỐNG KÊ TRUY CẬP

Hôm nay:

Hôm qua:

Trong tuần:

Tất cả:

Thống kê hồ sơ
ipv6 ready
Chung nhan Tin Nhiem Mang